Dầm cầu trục được làm bằng thép chuyên dụng có chiều dài, rộng khác nhau tùy thuộc vào tải trọng của cầu trục và có dạng chữ I, H đúc, hộp hoặc kết hợp.

Dầm cầu trục là kết cấu chịu lực của cầu trục được thiết kế dạng hộp hoặc giàn không gian.

Phân loại dầm cầu trục

Dầm cầu trục được phân loại dựa trên cấu tạo hoặc kết cấu.

Dựa trên kết cấu có dầm đơn và dầm đôi.

Dầm đơn

  • Dạng thép chữ I, H đúc tiêu chuẩn, phù hợp với cầu trục tải trọng và khẩu độ nhỏ từ 1 đến 3 tấn.
  • Dạng hộp tổ hợp: Thích hợp với mức tải trọng từ 1 đến 20 tấn.
  • Dạng kết hợp: Kết hợp giữa dầm hộp, dầm I, H đúc cho phép tăng khẩu độ hơn so với 2 dạng trên.

Dầm đôi

  • Dạng hộp: Sử dụng nhiều do tính ổn định và an toàn
  • Dạng dàn không gian: Tổ hợp từ các loại thép hình phù hợp với mọi loại tải trọng và khẩu độ.

Sơn dầm cầu trục sau khi chế tạo xong

Sơn dầm cầu trục sau khi chế tạo xong

Dựa trên cấu tạo có dầm chính, dầm biên và các cụm bộ phận liên quan

Dầm chính: Là phần chịu lực chính, là đường chạy của palang, được tổ hợp bằng thép tấm và thép hình liên kết với nhau bằng mối hàn có dạng hộp, dạng thép chữ I, H hoặc kết hợp cả hộp và I, H.

Dầm biên: Là bộ phận giúp cho các thiết bị có thể di chuyển. Dầm biên được cấu tạo từ 3 bộ phận chính.

  • Khung dầm biên: Kiểu thông dụng là dạng hình hộp chữ nhật được tổ hợp thép tấm CT3 dày từ 6 đến 10mm cho kết cấu vững ổn định.
  • Bánh xe và trục bánh xe di chuyển: Có bánh xe chủ động liên kết với động cơ di chuyển thông qua cơ cấu ăn khớp bánh răng. Kích thước tâm hai bánh xe được thiết kế tùy thuộc vào sức nâng và khẩu độ của cầu trục.
  • Động cơ di chuyển: Tùy thuộc vào trọng lượng của cầu trục, tốc độ di chuyển  ta chọn loại động cơ và công suất phù hợp. Cầu trục dầm đơn 5 tấn sử dụng hai bộ động cơ 0.75W.

Dầm biên cầu trục

Dầm biên cầu trục có bánh xe và động cơ di chuyển

 

 

Gửi bình luận